Thông tin thêm Trận_Đà_Nẵng_(1859–1860)

Sau, triều đình nhà Nguyễn đã cho quy tập hài cốt của các nghĩa sĩ, nghĩa dân đã mất trong khi chiến đấu ở mặt trận Đà Nẵng. Chỉ tính những hài cốt tìm được đã lên tới con số 3.000. Tất cả đều đã được chôn cất tại hai nghĩa trủng là Hòa VangPhước Ninh, thuộc thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, cả hai nơi này đều là Di tích lịch sử cấp quốc gia.[11]

Nghĩa trủng Hòa VangNghĩa trủng Phước Ninh

Còn thân xác của những người lính viễn chinh đã ngã xuống, trong bộ sách Tổng tập của GS. Trần Văn Giàu và trên báo Đà Nẵng có mấy dòng thông tin như sau:

"Trước khi rút, liên quân phá tất cả các pháo đài và công sự, chỉ để lại hàng trăm nắm xương tàn, lô nhô với thánh giá trắng trên bờ biển cát vàng...Và giữa nghĩa trang này, trong một ngôi nhà nguyện nhỏ có đặt một tấm bia bằng đá trên đó ghi những dòng chữ: Để tưởng niệm những chiến binh PhápTây Ban Nha trong cuộc viễn chinh Rigaud de Genouilly bị chết trong những năm 1858-59-60 và được an táng ở đây".[12]

Một lần ghé thăm Đà Nẵng, Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) có làm một bài thơ:

Đà Nẵng quá bạcVạn đại thiện địa thử phong cảnh,Tây triều hà sự động binh đao?Nhất triệu sát khí không lưu thủyThiên cổ oan thanh thượng nộ đào.Giang tự tây nam song lệ hạ,Môn khai đông bắc lưỡng sơn cao.Như kim dĩ khánh kình ba tĩnh,Phá lãng thừa phong khí tự hào.

Dịch nghĩa:

Đậu thuyền ở cửa biển Đà NẵngTrời đất muôn đời vẫn là một phong cảnh ấy,Nước Pháp cớ gì lại gây chiến tranh?Một mai bỗng nhiên sát khí theo dòng nước cuồn cuộn,Nghìn xưa tiếng oan còn vang dội trong ngọn sóng bể căm hờn.Dòng sông tự chia phía tây phía nam, như đôi hàng nước mắt rõ,Cửa bể mở ra phía đông, phía bắc, như hai ngọn núi nhô cao.Nay đã mừng thấy sóng kình êm lặng,Cỡi gió lướt sóng, khí ta vẫn tự hào.[13]

Năm 1904, Trần Quý Cáp (1871-1908) cũng cảm tác một bài thơ:

Đà Nẵng hoài cảmThử địa do hà động chiến phong?Chí kim đáo xứ thỉ hà tung…Thuyền lâm nội phụ tam tài điểmXa sử trùng quan nhất lộ thôngCố quốc sơn hà lâm địch lýThùy gia lâu các tịch dương trung?An năng tái khởi Trần Hưng ĐạoCộng vãn Đằng Giang vĩ đại công.Dịch thơ:Chinh chiến vì đâu nảy họa tai?Giờ đây thấy những dấu lang sài…Cờ ba sắc nhoáng tàu vô cửa,Xe một đường thông ải suốt dài.Tiếng địch gợi hồn non nước cũ,Ánh chiều soi bóng phố lầu ai?Ước chi sống lại ngài Hưng Đạo,Cùng lập Đằng Giang trận thứ hai.[14]

Hiện nay ở bán đảo Sơn Trà, ngay gần cổng vào Cảng Tiên Sa Đà Nẵng, vẫn còn nhà tưởng niệm nơi chôn cất các binh lính liên quân Pháp - Tây Ban Nha chết trong trận Đà Nẵng. Nhà tưởng niệm này được người Pháp xây dựng năm 1898, cải táng xương cốt của các binh lính chôn chung trong một hố, còn mộ các sỹ quan chôn xung quanh vườn. Mặc dù đã hơn 100 năm trôi qua nhưng nhà tưởng niệm vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn bởi người dân địa phương và được họ gọi là "Nghĩa trang Y Pha Nho". Điều đó chứng tỏ tinh thần đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại của dân tộc Việt.

Liên quan